Trong quá trình quảng cáo trên Google nếu như bạn chỉ có 1 hay 2 doanh nghiệp thì có thể quản lý tốt nhưng nếu số lượng chiến dịch của bạn tăng lên hàng ngày thì bạn sẽ phân loại như nào để dễ cho việc quản lý, kiểm tra, phân loại và báo cáo đây cũng là một vấn đề cần lưu ý nếu bạn không biết cách sắp xếp sẽ rất dễ dẫn tới những thiếu xót.
Nhiều khách hàng đã chia sẽ thắc mắc làm thế nào để lọc ra các kết quả theo ý muốn của mình ? như lọc ra các chiến dịch quảng cáo chuyên bán các sản phẩm chuột, hoặc những chiến dịch chạy theo đấu giá CPM tôi muốn biết các từ khoá nào liên quan đến thương hiệu của công ty…Điều này cũng không quá khó khi xuất hiện một tính năng cho phép bạn gắn thẻ tài khoản, chiến dịch, quảng cáo, từ khóa , nhóm quảng cáo…theo từng nhóm mà bạn muốn phân chia. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn dùng chức năng Label của chiến dịch quang cao Google để đánh dấu lại những chiến dịch, nhóm quảng cáo hay từ khoá mà bạn muốn theo dõi.
Lưu ý : Có bốn loại báo cáo nhãn mà bạn có thể chạy nằm trên tab Dữ liệu thống kê : chiến dịch, nhóm quảng cáo, quảng cáo và từ khóa.
* Cách sử dụng Nhãn trong quảng cáo google adwords
Bước 1 : Bạn cần chọn các từ khóa/ nhóm quảng cáo/ chiến dịch / cần tạo nhãn rồi chọn tag từ khóa.
Bước 2 : Điền tên nhãn vào để lưu hoặc chọn các tên nhãn có sẵn.
* Cách thiết lập nhãn trong quảng cáo google adwords
Bước 1 : Mục tiêu ghi nhãn CPA
Nếu bạn có CPA cụ thể hoặc mục tiêu khối lượng chuyển đổi cho tài khoản cụ thể / chiến dịch / nhóm quảng cáo / từ khóa, sau đó ghi lại các mục tiêu này bằng cách sử dụng nhãn chắc chắn là cách tốt nhất đảm bảo chiến dịch được tối ưu hóa và bám sát các mục tiêu cần hướng tới. Điều này loại bỏ sự cần thiết khi bạn dùng tính năng khác (như excel), nó cung cấp cho bạn tất cả các thông tin cần thiết trong một giao diện duy nhất.
Bước 2 : Theo dõi ngân sách
Quảng cáo Google Adwords cho phép bạn tạo ngân sách kiểm soát chi tiêu hàng ngày trong chiến dịch của bạn. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng với những tài khoản lập hóa đơn trực tiếp với Google mà thôi vấn đề này nhầm đảm bảo ngân sách mỗi tháng cho mỗi chiến dịch quảng cáo.
Lưu ý : bạn nên thiết lập nhãn ở mức độ tài khoản để tiện cho việc quản lý.
Bước 3 : Xác định từ khóa quảng cáo
Trong qua trình chạy các từ khóa nếu như bạn gặp phải vấn đề như : CPC cao mà chuyển đổi tỷ lệ quá thấp hãy sử dụng nhãn để kiểm soát ngay chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm thông qua các danh sách từ khóa hàng ngày.
Bạn cũng cần để ý đến từ khóa trọng tâm trong chiến dịch của mình và có ảnh hưởng lớn trong quảng cáo khi bạn tạo nhãn cho các từ khóa này cho phép bạn giám sát hoạt động của chúng sát xao hơn và có sự thay đổi phù hợp để nhắm đúng mục tiêu và giảm thiểu ngân sách.
Bước 4 : Phân đoạn dữ liệu
Việc lựa chọn các dữ liệu được hiển thị ra theo nhãn giúp bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin và đánh giá xác thực hơn về chiến dịch bạn đang chạy.
Ví Dụ: Bạn quản lý các từ khóa bằng 2 nhóm nhãn: Nhóm thứ nhất gồm những từ khóa có tỉ lệ chuyển đổi thấp, Nhóm thứ nhai là nhóm những từ khóa có tỉ lệ chuyển đổi cao. Nhóm này gồm các từ khóa thường mang lại nhiều chuyển đổi.
Khi đó hiệu suất của từng từ khóa, đặc điểm, đặc tính của mỗi nhóm nhãn được thể hiện bằng các màu sắc khá bắt mắt.
Ví dụ trên là mình sử dụng Nhãn cho giao diện tại Tab từ khóa, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Nhãn tại giao diện Chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo…
* Lọc theo Nhãn để quản lý các nhóm từ khóa thuộc các nhãn khác nhau
Nhãn đơn giản chỉ là giúp chúng ta nhóm các nhóm có hiệu suất hay đặc tính gì đó khác nhau thành các nhóm khác nhau, thuận tiện cho chúng ta trong việc quản lý chiến dịch.
Thiết lập nhãn không phải là điều kiện cần thiết để tối ưu hóa quảng cáo từ khóa mà chỉ giúp bạn dễ dàng trong việc quản lý các chiến dịch, đặc biệt áp dụng cho các từ khóa có CPC cao.
Chúc bạn thành công !